Bệnh Marek ở gà – Nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng

Benh-Marek-1
Bình chọn post

Bệnh Marek ở gà, còn được gọi là bệnh ung thư gà, teo chân gà hay hội chứng khối u, là một căn bệnh do virus gây ra và hiện chưa có thuốc đặc trị. Khi mắc bệnh, đàn gà thường phát triển chậm, cơ thể gầy yếu. Chúng ta hãy cùng đi sâu khám phá căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên gây bệnh Marek là gì?

Bệnh Marek trên gà do virus Herpes type B gây ra, là một loại virus ARN có vỏ bọc. Hiện nay, virus này được chia thành 3 serotype chính:

Nguyên gây bệnh Marek là gì?
Nguyên gây bệnh Marek là gì?
  • Serotype 1: Các chủng có độc lực cao, thường tạo khối u và gây bệnh nghiêm trọng.
  • Serotype 2: Các chủng không gây khối u.
  • Serotype 3: Các chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, xuất hiện chủ yếu ở gà tây và thường được sử dụng để sản xuất vaccine.

Cần lưu ý rằng, bệnh Marek chủ yếu do các chủng thuộc serotype 1 gây ra. Đây là nhóm có khả năng gây bệnh cao và chịu trách nhiệm cho hầu hết các trường hợp lâm sàng ở gà.

Gà ở mọi độ tuổi đều dễ mắc bệnh, đặc biệt là sau 6 tuần tuổi, với bệnh thường xuất hiện nhiều từ 8 đến 12 tuần tuổi. Bệnh lây lan nhanh với tỷ lệ mắc dao động từ 10 đến 60% và tỷ lệ tử vong từ 60 đến 70%, thậm chí có thể lên đến 100%.

Đặc điểm nổi bật của bệnh là sự tăng sinh mạnh của tế bào lympho dưới dạng khối u tại hệ thần kinh ngoại biên, cơ quan nội tạng, da, và cơ, dẫn đến triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.

Tổng hợp những triệu chứng của bệnh Marek ở gà

Triệu chứng của bệnh Marek ở gia cầm – đặc biệt là gà – rất đa dạng và phụ thuộc vào dạng bệnh mà gà mắc phải. Các triệu chứng điển hình của từng thể bệnh được liệt kê như sau:

Tổng hợp những triệu chứng Marek ở gà
Tổng hợp những triệu chứng Marek ở gà

Triệu chứng thể thần kinh

Gà mắc bệnh Marek thể thần kinh thường biểu hiện rõ rệt qua dáng đi bất thường và sự mất cân bằng trong vận động. Chúng di chuyển loạng choạng, bước không vững và có xu hướng đi vòng tròn. Một số con bị liệt một bên chân, trong đó một chân duỗi thẳng ra phía trước và chân còn lại duỗi ngược ra sau, tạo nên dáng nằm “xoạc chân” đặc trưng mà người nuôi dễ nhận biết. 

Triệu chứng thể u (thể tạng)

Gà mắc bệnh ở thể này thường chết đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, đặc biệt ở những con có vẻ ngoài vẫn khỏe mạnh. Khi mổ khám, người nuôi có thể thấy các cơ quan nội tạng bị phì đại bất thường, trên bề mặt xuất hiện các u trắng hoặc xám nhạt. Một số trường hợp, gà có biểu hiện ủ rũ, giảm ăn, sụt cân dần trong nhiều ngày trước khi tử vong.

Triệu chứng thể da

Bệnh Marek thể da thường gặp ở các giống gà thịt, gà giống lớn và chủ yếu ảnh hưởng đến vùng da ở cổ, cánh hoặc đùi.

Triệu chứng dễ nhận biết là da bị sưng, dày lên và có dạng sần sùi bất thường. Khi nhổ lông, dễ thấy những u nhỏ hoặc mảng cứng nằm ngay dưới lớp da. Mặc dù thể da không làm gà chết nhanh như các thể khác, nhưng làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng, khiến gà bị loại bỏ sớm trong quá trình chăn nuôi.

Triệu chứng thể mắt

Ở một số trường hợp, virus Marek có thể tấn công vào mắt gây ra những bất thường về màu sắc và thị lực. Thể này được gọi là Marek thể mắt (hay thể nhãn khoa).

Dấu hiệu đặc trưng là đồng tử mất hình tròn bình thường, thay đổi hình dạng hoặc kích thước không đều giữa hai bên mắt. Màu sắc của mống mắt cũng chuyển từ nâu sang xám đục. Gà thường phản ứng kém với ánh sáng, có biểu hiện mù lòa, không tìm thấy máng ăn hoặc nước uống, dẫn đến suy nhược và chết dần.

Triệu chứng thể hô hấp

Thể hô hấp của bệnh Marek không phổ biến và thường xuất hiện khi gà nhiễm đồng thời với các bệnh khác như Newcastle hoặc CRD. Gà có thể bị khó thở, thở khò khè, giảm ăn và tụt cân nhanh. Tuy triệu chứng không điển hình nhưng lại khiến gà yếu và dễ bị bội nhiễm, làm gia tăng tỷ lệ tử vong trong đàn.

Cách phòng bệnh ở gà mà kê sư cần biết

Do virus bệnh Marek chủ yếu lây lan qua các con đường hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với phân chứa mầm bệnh. Thêm vào đó, loại virus này có khả năng tồn tại lên đến 6 tháng và có thể phát tán trong không khí trong phạm vi 1km. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan từ nơi này sang nơi khác.

Cách phòng bệnh ở gà mà kê sư cần biết
Cách phòng bệnh ở gà mà kê sư cần biết
  • Khử trùng chuồng trại định kỳ bằng dung dịch Povidine hoặc Antivirus – FMB theo tỷ lệ 2–3ml/lít nước, phun ướt toàn bộ bề mặt. 
  • Để chuồng trống khoảng 15 ngày trước khi thả lứa gà mới.
  • Nuôi riêng từng độ tuổi của gà nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo, giảm thiệt hại nặng nề.
  • Tiêm phòng vắc-xin Marek ngay khi bắt đầu nuôi gà. Có thể lựa chọn vắc-xin Vaxxitek HVT + IBD, một loại vắc-xin vecto sống giúp phòng được đồng thời bệnh Marek và Gumboro. Thực hiện tiêm dưới da cho gà vào thời điểm 1 ngày tuổi.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, chất điện giải, chất giải độc và cải thiện chất lượng thức ăn khi cần thiết nhằm tăng cường sức khỏe đàn gà.
  • Sử dụng kháng sinh để kiểm soát các triệu chứng kế phát như tiêu chảy, bệnh lý đường hô hấp hoặc hen suyễn khi phát hiện.

Lời kết

Bệnh Marek là một loại bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Khi gia cầm mắc bệnh, cần áp dụng các biện pháp quyết liệt theo sự hướng dẫn của chuyên gia để kiểm soát tình hình. Điều này nhằm ngăn chặn bệnh lây lan sang những khu vực chăn nuôi khác, tránh nguy cơ trở thành một đại dịch khó kiểm soát.

error: Content is protected !!